Translate

Sunday 18 January 2015

DÂN TỘC NÙNG


Người Nùng là quần thể cư dân sinh sống ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và ở một vài địa phương khác. Tổ tiên của người Nùng xưa kia ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sang cư trú ở nước ta vào khoảng thế kỷ XVII hoặc thế kỷ thứ XVIII. Người Nùng có nhiều nhóm địa phương, tên gọi thường gắn liền với địa danh quê cũ như: Nhóm Nùng An quê gốc ở châu An Kết, nhóm Nùng Chải quê gốc ở Long Châu, nhóm Nùng Lòi quê gốc ở Hạ Lôi, nhóm Nùng Phàn Sình, quê gốc ở Vạn Thừa Châu, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai) với dân số khoảng 705.928 người.
Người Nùng là một quần thể cư dân làm nông nghiệp ruộng nước rất thành thạo như người Việt, người Tày, song nơi cư trú của họ là khu vực chuyển tiếp giữa vùng thấp và vùng cao ruộng nước ít, nương rẫy giữ vị trí quan trọng, đất trồng trọt được chia làm hai loại. Ruộng nước ở các thung lũng hẹp và khó canh tác thường là thiếu nước, làm ruộng nương thâm canh ở các thung lũng, còn làm ruộng rẫy ở nơi rừng già, hoặc là rừng tái sinh, ở những nơi có nhiều cây to, rừng rậm um tùm, tre nứa.
Công việc bắt đầu vào mùa làm nương rẫy là vào tiết Cốc Vũ hàng năm, khi Thanh minh xong vào đầu tháng tư (âm lịch) thì gieo hạ. Từ xa xưa người Nùng vẫn có tập quán chọc lỗ tra hạt, tập quán này bỏ hẳn từ lâu, nay áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật làm tăng trưởng cây trồng, xen canh gối vụ, đạt năng suất và sản lượng cao.
Người Nùng vốn có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia súc gia cầm, lai tạo được nhiều giống lợn tốt, trong đó có giống lợn đen Mường Phương, lợn Lạng Sơn, ngựa Cao Bằng.. . Đó là những mặt tích cực sống cũng còn có một số hạn chế, do tập quán thói quen trong việc chăn dắt vẫn nặng tính tự nhiên, trâu bò còn thả rông trong rừng, gia cầm nuôi dưới gầm nhà sàn.
Nghề phụ trong gia đình làm thủ công nghiệp của người Nùng rất phát triển đa dạng và phong phú, nổi bật nhất là nghề trồng bông, xe sợi dệt nhuộm vải đến khi ra thành phẩm như ở huyện Hà Quảng, Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng), huyện Cao Lộc và huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) rất dồi dào như một nghề sống chính. Riêng nhóm người Nùng An lại có thêm nghề rèn đúc các công cụ và đồ dùng phục vụ gia đình, nổi tiếng được nhiều địa phương ưa dùng.
Các nhóm người Nùng nói chung nổi tiếng với các sản phẩm đan mây tre, dệt chiếu, đóng thùng gỗ, yên ngựa, sản xuất giấy, làm đường phèn, đặc biệt mới nhóm người Nùng ở mỗi bản có những nghề riêng biệt rất khéo tay.
Thôn xóm (bản) của người Nùng ở các thung lũng bên sườn đồi hoặc chân núi ven các sông suối, mỗi bản thường có từ mươi mười lăm nóc đến 40, 50 nóc nhà quần tụ với nhau, mỗi bản có cây đa bến nước, miếu thờ thổ công, có bãi bằng làm sân chơi và là nơi hội họp trong các dịp vui của dân bản, ngày hội, ngày lễ v.v. . . Người Nùng sống xen ghép gần gũi với người Tày, nhưng họ vẫn thành một bản sinh hoạt riêng. Trước đây người Nùng mỗi bản hoặc ba đến bốn bản ở quây quần bên nhau, họ bố trí thành một hệ thống phòng thủ, làm hàng rào bao quanh để chống trộm cướp và giặc dã xâm nhập.
Người Nùng ăn cơn bằng gạo tẻ là chính, ngoài ra còn ăn thêm ngô. Ngô xay thành bột nấu chái đặc như bánh đúc. Trong bữa ăn có rau, dưa, thịt, cá nhưng không nhiều. Các đồ ăn hay đem xào, rán rất ít khi luộc. Các ngày lễ ngày Tết làm nhiều loại bánh. Khi có khách có tập quán chúc rượu bằng thìa. Người Nùng không ăn trầu, khi nam nữ đến tuổi trưởng thành đều bọc một chiếc răng vàng ở hàm trên.
Trang phục của người Nùng rất đa dạng. Phụ nữ mặc áo năm thâm cài cúc vải bên nách phải, mỗi nhóm người Nùng lại có kiểu áo khác nhau chút ít về độ dài ngắn, rộng hẹp có khác nhau. Những đoạn ở cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp thêm một miếng vải khác màu. Nam giới mặc áo cổ đứng xẻ ngực với một hàng cúc và bốn túi không có nắp. Nam nữ đều mặc một loại quần vải màu chàm, cạp tơ ống rộng, dài sát mắt cá chân. Phụ nữ người Nùng có tập quán hay đeo tạp đề trước bụng, mỗi khi phải gồng gánh đem theo một miếng đệm trên vai.
Nhà ở của người Nùng có ba loại: Nhà sàn, nhà đất và nhà nửa sàn nửa đất. Nhà sàn là ngôi nhà truyền thống cổ xưa của người Nùng. Còn nhà đất thì làm to rộng, phổ biến là làm nhà kiểu ba gian vách gỗ lợp ngói máng. Đối với nhà sàn là nhà để sử dụng tổng hợp, người ở trên sàn, gầm sàn nhốt trâu, bò, lợn gà các loại gia súc gia cầm, trên gác chứa công cụ sản xuất và nông phẩm v.v...
Nhà đất hiện nay phổ biến ở những vùng dọc biên giới Việt trung hoặc những nơi sát bằng đá lợp mái ngói. Nhà nửa sàn nửa đất có tính chất tạm bợ chỉ tồn tại rất ít ở một số gia đình trước đây quen tập quán sống du cư, du canh. Sự sắp xếp bố trí đồ đạc trong nhà cơ bản là giống nhau giữa các nhóm người Nùng. Nhà cũng chia làm hai phần có bức vách ngăn để lối đi và gian giữa, phần trong đặt bếp là nơi sinh hoạt của phụ nữ, phần ngoài dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Khách đến chơi nhà là nữ ngủ phần trong, nam ngủ phần ngoài, trước nhà dựng cầu thang lên xuống và làm sân để phơi, phía sau nhà có cầu thang phụ có đặt một máng nước.
Xã hội của người Nùng trước Cách mạng tháng Tám phải sống dưới quyền cai trị của thổ ty, của địa chủ phong kiến, nhiều gia đình không đủ ruộng đất dể làm ăn, cày cấy, phải đi làm thuê cho tầng lớp nhà giầu, địa chủ phú nông để kiếm sống. Số tầng lớp địa chủ, phú người Nùng chiếm một tỉ lệ khoảng 2% dân số, còn đại bộ phận người Nùng vẫn là tầng lớp nông dân lao động bị áp bức bóc lột.
Trong gia đình xã hội của người Nùng mọi quan hệ giữa bố chồng nàng dâu, anh chồng em dâu có sự cách biệt rất nghiêm ngặt, không được vi phạm những điều đã cấm, để nâng cao đạo đức xã hội luân thường đạo lý và tránh tội lọan luân. Theo phong tục của người Nùng, dù người đó là con anh, con em, con chị nếu ai nhiều tuổi hơn thì được gọi là anh là chị. Người Nùng mỗi khi muốn gọi tên của một người nào đó, ít khi gọi thẳng tên của họ, mà thường gọi tên của đứa con dầu hoặc là cháu đầu của họ. Khi đặt tên cho con nhất thiết phải tuân theo hệ thống tiếng đệm của dòng họ mình thể hiện một tính thống nhất cao.
Việc cưới vợ gả chống cho con cái thuộc quyền của bố mẹ, dựa trên cơ sở con cái đã ưng thuận, cùng với việc xem số, tính tuổi của đôi nam nữ, sự tương quan ''môn đăng hộ đối'' giữa hai bên gia đình, là một trong những yếu tố quyết định thành công, dẫn đến hôn nhân suôn sẻ.
Một đám cưới của người Nùng có thể nói là rất tốn kém. Có đám cưới nhà gái thách đến hàng dăm ba chục triệu đồng, hai, ba tạ thịt. Theo quan niệm cổ xưa của người Nùng có như vậy thì cha mẹ mới ''mát mày mát mặt'' với hàng xóm láng giềng, ai cũng muốn mình được mát mày mát mặt như vậy, vì thế nhiều người trước đây đã không lo làm được đám cưới, tình yêu bị tan vỡ.
Theo tập quán cổ truyền, cơn gái về nhà chồng phải có nhiều của hồi môn như: Chăn, màn, gối, đệm, chậu rửa mặt, hòm đựng quần áo v.v... Sau ngày cưới cô dâu vẫn chưa ở hẳn nhà chồng, chỉ có mặt mỗi khi nhà chồng có công việc bận rộn, cần có người làm giúp khi đến dịp vào ngày lễ ngày Tết nhà chồng cho người sang đón. Tình trạng này kéo dài cho đến khi nào sắp sinh con, lúc đó mới được trở về ở hẳn nhà bên chồng.
Người phụ nữ đã đi lấy chồng là hoàn toàn phụ thuộc nhà chồng, nếu vì lý do nào đó mà bỏ chồng đi lấy người khác, thì phải trả lại tiền cưới, để lại toàn bộ tài sản và con cái cho gia đình chồng cũ nuôi.
Người Nùng thờ cúng tổ tiên trong nhà, bàn thờ đặt ở nơi trang trọng nhất có trang trí đẹp đẽ, có phùng slần (ghi tổ tiên thuộc dòng họ nào), có đặt lư hương trên bàn thờ, trong nhà còn thờ bà mụ Mẹ Hoa (vị thần bảo vệ trẻ em), ma cửa (thần trông nhà). Vào ngày đầu tháng, ngày rằm đều thắp hương lễ, dâng hoa quả, xôi chè rượu và các món ăn ngon để tỏ lòng thành kính. Người Nùng còn có tục cúng ma sàn (phi háng chàn), cúng các thần cô ở đầu ngõ vào ngày Tết Nguyên Đán.
Mỗi dòng họ bao gồm nhiều gia đình có lập miếu thờ thổ công, thổ địa đến khi lễ mời thầy tào, thầy mo đến cúng, vì sự cao tay của các ông thầy này mới có khả năng giao tiếp với các loại ma, loại thần nên được gọi bằng cái tên tôn kính nể trọng là Cần tha hùng (người mắt sáng). Những người này làm nghề cúng bái, khẩn cầu những sự tốt đẹp đến với mọi người được hạnh phúc, dân bản được yên vui, xua đuổi tà ma không được quấy nhiễu. Chính vì vậy mà tầng lớp các ông thầy tào, thầy mo được mọi người nể trọng.
Người Nùng sử dụng chữ Hán hoặc chữ Nôm Nùng để ghi chép các thơ ca, truyện cổ dân gian. Thời xa xưa, đại đa số người Nùng mù chữ vì nghèo không được đi học, nếu có biết chữ chỉ là số ít những người con nhà giàu, con nhà khá giả dư thừa cái ăn cái mặc, mới đi học chữ Hán hoặc học tiếng Pháp để mong có ước vọng làm thầy cúng, làm thông ngôn (phiên dịch).
Người Nùng là một dân tộc rất hồn nhiên yêu thích văn nghệ, ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể diễn ra cuộc Sli, đến khi kết thúc bao giờ cũng diễn ra trao đổi vật kỷ niệm như chiếc vòng tay hay chiếc nhẫn, chiếc khăn mặt, khăn tay, chiếc túi, nhiều những món quà làm kỷ niệm khác. Song Sli vẫn được nhiều người yêu thích, vì Sli là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ, mới nhóm người Nùng lại có giai điệu hát Sli khác nhau như: Điệu soong lằn nhì hào của người Nùng phàn sình, điệu si ới của người Nùng Lòi, điệu hà lều của người Nùng An, điệu tả Sli của người Nùng Giang v.v...
Ngoài hát đối đáp nam nữ là nét dẹp văn hóa cổ truyền, người Nùng còn tổ chức các đội múa sư tử, là một hình thức văn hóa thể thao lành mạnh được lớp trẻ rất ưa thích, còn là nơi huấn luyện vũ thuật cho các thanh niên nâng cao sức khỏe, để bảo vệ bản, bảo vệ quê hương khi có giặc dã trộm cướp đến quấy phá cướp bóc.
Người Nùng là một dân tộc có truyền thống đấu tranh chống xâm lược, họ luôn kề vai sát cánh cùng với người Việt và nhiều dân tộc anh em khác để chống kẻ thù chung là bọn phong kiến, thực dân đế quốc đàn áp và bóc lột.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều vùng người Nùng là cơ sở cách mạng vững chắc như: Pắc Pó, Ma Líp. Chính những nơi quê hương cách mạng này đã sản sinh ra những người con ưu tú của dân tộc Nùng như: Kim Đồng, La Văn Cầu, Triệu Thị Soi mãi mãi vẫn là tấm gương ngời sáng đã anh dũng hi sinh để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc Việt Nam.
Ngày nay, cuộc sống của người Nùng đã biến đổi to lớn, những kết quả nhiều năm đã đạt được về mọi mặt về kinh tế văn hóa giáo dục. Đảng đã đem ánh sáng văn hóa về cho người Nùng, cùng với đội ngũ cán bộ, trí thức là con em người Nùng, ngày càng trưởng thành đông đảo, người Nùng đã được các thành tựu về khoa học kỹ thuật, đang tiến lên con đường văn minh hạnh phúc, ra sức xây dựng quê hương giầu đẹp và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM


Trần Hồng Liên
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh người Kinh. Người Hoa là một cộng đồng có dân số khá đông trong tỉnh, bao gồm nhiều nhóm địa phương, đến Đồng Nai định cư vào nhiều thời điểm khác nhau. Các nhóm này được chia theo ngôn ngữ, vốn có cùng nguồn gốc cư trú từ Nam Trung Quốc, bao gồm nhóm Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ. Ngoài ra còn một nhóm người từ Nam Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam, có lịch sử di dân qua nhiều địa bàn cư trú tại các tỉnh khác nhau trước khi đến Đồng Nai, lại có liên quan đến sự kiện chính trị - xã hội trong lịch sử, nên đã góp phần thể hiện tính đa dạng trong thành phần tộc người cũng như trong ngôn ngữ.

Đặt vấn đề
Giữa các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai đã có sự khác biệt về nhiều mặt: ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là, vì sao người Hoa ở Đồng Nai có nhiều nhóm cộng đồng khá đa dạng và khác biệt so với nhiều vùng khác trong cả nước? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tính đa dạng của từng nhóm cộng đồng này? Tên gọi nhóm cộng đồng khá khác biệt ấy xuất phát từ những nguyên nhân lịch sử - xã hội nào?
1. Người Hoa ở Đồng Nai và các nhóm địa phương
Quá trình du nhập của người Hoa vào Đồng Nai
Đồng Nai thuộc Đông Nam bộ, có vị trí phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Bắc giáp Bình Dương và Bình Phước, Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời Nam Kỳ lục tỉnh do Pháp chiếm đóng, Đồng Nai vốn là một phần của tỉnh Biên Hòa. Tính đến đầu năm 2004, Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom,Vĩnh Cửu, Long Thành và Nhơn Trạch. Đồng Nai là tỉnh có 31 tộc người cư trú/ 54 tộc người ở Việt Nam, có số dân là 2.218.900, trong đó người Kinh chiếm đa số (91,3%) và các tộc người khác như Châu Ro, Mạ, Stiêng, Cơ Ho… Người Hoa là tộc người có số dân đông thứ hai sau người Kinh (5,1%)1. Các tộc người thiểu số ở Đồng Nai thường sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi..
Cộng đồng người từ Nam Trung Quốc đến Đồng Nai định cư khá sớm, từ thế kỷ 17, có nguồn gốc từ các vùng thuộc tỉnh Quảng Đông (lúc ấy Quảng Tây thuộc tỉnh Quảng Đông), Phúc Kiến. Theo số liệu thống kê năm 1999 của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam có 863.371 người Hoa. Riêng tại Đồng Nai có 103.540 người Hoa2, đến năm 2005 lên đến 114.189 người, phần lớn họ sống tập trung tại thành phố Biên Hòa, huyện Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Khánh, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch…
Nhóm người Hoa đến Đồng Nai đã góp phần xây dựng Cù Lao Phố trở thành trung tâm thương mại là Nông Nại Đại Phố. Tàu buôn đến Cù Lao Phố chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Trung Hoa, Mã Lai…nhưng tàu buôn Trung Hoa vẫn giữ vị trí quan trọng : “ Khách hang chính của Cù Lao Phố cũng như của các thương cảng Đàng Ngoài và Đàng Trong là người Trung Hoa. Trong điều kiện mà giao dịch buôn bán giữa hai nước là nếp cũ từ lâu đời, thì các thương nhân Hoa kiều có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế ở các địa điểm giao lưu, trong đó có Cù Lao Phố được coi như một cảng trên sông”3.
Những người Trung Hoa đến Đồng Nai định cư vì nhiều lý do khác nhau, hoàn cảnh lịch sử và thời điểm di dân cũng khác nhau. Có thể chia thành nhiều đợt di dân:
Đợt đầu tiên đến Biên Hòa định cư vào thế kỷ 17 (1679) đến đầu thế kỷ 20. Từ năm 1679, sang Việt Nam có nhóm khoảng 3.000 người từ Quảng Đông, do không thần phục nhà Thanh, họ đã bỏ xứ sở sang Việt Nam tỵ nạn, được chúa Nguyễn cho vào khai khẩn xứ Đồng Nai hoang vu, định cư tại Bàn Lân (Hiệp Hòa, Biên Hòa ngày nay). Đó là những người thuộc các châu: Cao, Lôi, Liêm, đã theo tướng Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên (còn gọi là Trần Thắng Tài) sang Việt Nam. Họ sống tập trung tại Biên Hòa, Hiệp Phước (Nhơn Trạch), Bến Gỗ (Long Thành), Bến Cá (Vĩnh Cửu)…Đại bộ phận là từ Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu sang, bao gồm những binh lính, thương nhân và quý tộc phong kiến cùng gia quyến của họ. Nhóm thuộc nhà Minh này ở Đồng Nai lập Thanh Hà xã.
Cần thấy rằng, giai đoạn thống trị của các triều đại phong kiến ở Việt Nam, như dưới thời Tiền Lê, Hậu Lê, người Hoa đã nằm trong chính sách chia để trị của chính quyền đối với các dân tộc thiểu số. Do vậy, xu hướng chính của quá trình phát triển tộc người của người Hoa là bị đồng hóa và cưỡng bức. Thời các chúa Nguyễn, ở Đàng Trong, người Hoa có được địa bàn cư trú khá riêng rẽ: làng Thanh Hà ở Biên Hòa, làng Minh Hương ở Chợ Lớn, hộ tịch không phải ghi chung vào với người Việt4 nên họ ít bị phân biệt đối xử, được tự do buôn bán. Trịnh Hoài Đức ghi lại: “Đất Nông Nại (…) phép tắc hãy còn khoan dung giản dị (…) mà thuế lệ cũng còn nhẹ”5. Trong thời gian thực dân Pháp cai trị, họ luôn tìm cách ngăn cản xu hướng hợp nhất dân tộc, hòng làm suy yếu các phong trào yêu nước. Chúng còn lập ra các xứ tự trị: Thái, Nùng, Mường, Tây Nguyên…Nhiều tộc người bị xé lẻ, bị phân chia thành nhóm nhỏ, phân bố ở nhiều vùng khác nhau. Việc lập ra “xứ Nùng tự trị”, đa số chính là nhóm Hoa ở đạo Hải Ninh vào năm 1947. Địa bàn của xứ Nùng tự trị này bao gồm Móng Cái, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đình Lập thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Vì vậy trong lịch sử, nhóm này còn có tên gọi là Hoa Nùng.
Đợt thứ hai, có số lượng đông hơn, di dân trong giai đoạn từ thế kỷ 20 đến năm 1975. Đây là giai đoạn ở Việt Nam cũng như Trung Quốc có nhiều biến động: Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ. Ở Trung Quốc, sự xâm nhập của thế lực phương Tây, chiến tranh Nha phiến, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, chiến tranh Trung - Nhật đã đưa đến việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Tình hình đó dẫn đến làn sóng di cư từ Trung Quốc sang các nước, trong đó có Việt Nam. Đến Đồng Nai, người Hoa sống rải rác trong tỉnh, đặc biệt là thời điểm năm 1945 - 1954, gồm những người sang Việt Nam do buôn bán, chạy lọan; là lính của quân đội Tưởng Giới Thạch (cùng thân nhân) bỏ chạy sau cuộc thống nhất Trung Quốc vào năm 1949; là đội quân đánh thuê cho Pháp do Vòng A Sán chỉ huy, sau này được Ngô Đình Diệm tập hợp thành Sư Đoàn 5 Ngụy. Số này có quê gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây, khoảng 4.000 người và hơn 1.000 thân nhân. Họ sang Việt Nam định cư tại nhiều địa bàn thuộc các tỉnh phía Bắc trước khi đến Đồng Nai như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Thành phần chủ yếu của nhóm này là nông dân, bị gán cho tên gọi là Hoa Nùng6. Từ Bình Thuận, họ đến Đồng Nai định cư tại Bến Gỗ (huyện Long Thành), Bến Cá (huyện Vĩnh Cửu), Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, thị xã Long Khánh… vì nơi đây đất đai màu mỡ hơn ở Sông Mao. Nhóm này, chủ yếu sống bằng nghề làm nông, làm vườn, rẫy. Một số khác vừa làm rẫy, vừa buôn bán như tại Biên Hoà, Tân Phong, Bình Đa.
Từ năm 1954 đến 1975, số lượng người Hoa di dân đến Đồng Nai tiếp tục gia tăng. “Đây là đợt di dân lớn nhất, quy định số người Hoa hiện có tại Đồng Nai”7. Phần lớn số di dân này có khoảng 30.000 người, từ xứ Nùng tự trị, bị dụ dỗ, cưỡng bức di cư vào Nam. Buổi đầu họ đến Sông Mao, Sông Lũy (nay thuộc xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), sau đó vài năm, họ đến tỉnh Đồng Nai.
Đợt thứ ba, từ sau ngày 30/4/1975 đến nay. Đó là những người Hoa từ các tỉnh thành trong cả nước về Đồng Nai sinh sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Huyện Định Quán có người Hoa định cư đông nhất tỉnh, gồm 32.617 người, tập trung tại xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh, Thanh Sơn, Phú Túc.
Huyện Thống Nhất có 21.635 người Hoa tập trung tại xã Bàu Hàm, Sông Thao, Cây Gáo, Thanh Bình, Sông Trầu…
Huyện Xuân Lộc có 19.313 người, tập trung tại xã Bảo Bình, Xuân Tây, Lang Minh, Xuân Bảo. Số người định cư tại Bảo Bình đa số là di dân vào từ năm 1959.
Huyện Long Khánh có 10.558 người, địa bàn tập trung đông là thị trấn Xuân Lộc, xã Bình Lộc, Nhân Nghĩa8 .
 
(Thực hiện nghi thức cung nghinh các thần linh trong ngày khai hội chùa Ông.
Nguồn: svhttdl.dongnai.gov.vn)
Các nhóm địa phương
Khái niệm tên gọi người Hoa từ sau khi có Chỉ thị 62 - CT/TW ngày 8/11/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định: “Người Hoa bao gồm những người có gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”.
Như vậy, nếu chia theo nhóm địa phương, ở Đồng Nai hiện có 6 nhóm: nhóm Hoa Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ và nhóm có gốc từ đạo Hải Ninh, bị gán cho tên gọi là Hoa Nùng.. Trước năm 1956, chính quyền địa phương cho phép người Hoa được tổ chức thành Bang, tập họp những người đồng hương, cùng một nhóm ngôn ngữ. Vì vậy, thực tế hiện nay tại Đồng Nai đã có 5 nhóm Hoa chia theo nhóm ngôn ngữ và 1 nhóm có gốc từ tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, nhóm Hoa có gốc từ Hải Ninh (tỉnh Quảng Ninh) mang nét đặc thù cả về ngôn ngữ, phong tục tập quán lẫn tín ngưỡng. Đa số nhóm này là người Hẹ, nói tiếng Quảng; một số nói tiếng Ngái. Ông Vòng A Sám, hiện sống tại huyện Trảng Bom đã khẳng định: “thực tế không có Hoa Nùng. Phía Bắc có người Nùng thiệt, nhưng không phải là dân tộc của chúng tôi. Cũng xin nói rõ, chúng tôi là người Hoa, chứ không phải Hoa Nùng! ”9. Để giải thích nguyên nhân vì sao có tên gọi này, một ý kiến đã phát biểu: “do thời thế, ông Vòng A Sán, vì mục đích chính trị, họ đặt cho cái tên, rồi họ đặt đâu mình ngồi đó! Từ chỗ đó mới có cái từ Hoa Nùng”10
2. Đặc điểm của các nhóm địa phương
Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của người Hoa ở Đồng Nai có nét riêng trong từng nhóm địa phương, tuy nhiên họ cũng có điểm chung được quy định từ điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh. Buổi đầu đến định cư, người Hoa khai phá rừng, tạo lập cuộc sống. Do địa thế Cù Lao Phố thuận tiện cho việc đi lại bằng đường thủy, và dưới sự chỉ huy của tướng Trần Thượng Xuyên, không lâu sau Cù Lao Phố đã trở thành một trung tâm thương mại mang tên Nông Nại Đại Phố, là một trong những thương cảng lớn nhất của Đông Nam Bộ, được Trịnh Hoài Đức miêu tả: “xưa nay thuyền buôn đến đây hạ neo xong thì lên bờ thuê phố ở, rồi đến nhà chủ mua hàng, lại đấy kê khai những hàng hóa trong thuyền và khuân cất lên, thương lượng giá cả; chủ mua hàng định giá mua bao tất cả những hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại thứ gì. Đến ngày trương buồm trở về, gọi là hồi - đường, chủ thuyền có yêu cầu mua giúp vật gì, thì người ấy cũng chiếu y ước - đơn mua dùm chở đến trước ký giao hẹn, hai bên chủ khách chiếu tính hóa - đơn thanh toán rồi cùng nhau đờn ca vui chơi, đã được nước ngọt tắm rửa sạch sẽ, lại không lo sợ trùng - hà ăn lủng ván thuyền, khi về lại chở đầy thứ hàng khác rất là thuận lợi”11.
Người Hoa ở Đồng Nai làm nhiều nghề: nhóm Phúc Kiến có truyền thống mua bán sắt vụn, đấu thầu xe cộ phế thải; nhóm Quảng Đông bán chạp phô, làm gạch, gốm, hình thành làng gốm Tân Vạn; nhóm Hẹ bán thuốc Bắc, chạm khắc đá ở Bửu Long; nhóm Hải Nam khai thác tửu quán; nhóm Hoa gốc Hải Ninh làm nông, vườn và rẫy..
Thế mạnh của người Hoa là giỏi buôn bán, tuy nhiên khi định cư tại một địa thế có nhiều rừng, nhiều đất tốt cho việc làm rẫy, trồng lúa.. nên một số đông người Hoa, đặc biệt là nhóm người đến Đồng Nai định cư vào đầu và giữa thế kỷ 20, có gốc từ tỉnh Quảng Ninh đến Sông Mao rồi vào đây lập nghiệp tại các huyện Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Long Khánh (nay là thị xã) họ đều sống bằng nghề nông và rẫy. Họ trồng các loại đậu, bắp, chuối, đu đủ. Sau này, khi cuộc sống đã phát triển, họ trở thành những chủ vườn cà phê, điều, tiêu, xoài riêng, măng cụt, chôm chôm.. với thu hoạch hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tại huyện Cẩm Mỹ, thu nhập từ nông nghiệp của nhóm Hoa chiếm đến 62,5 % ; tại Trảng Bom là 54%. Trồng trọt, chăn nuôi đang diễn tiến theo chiều hướng phát triển thuận lợi. Đa số nông dân có đủ tư liệu sản xuất. Tại huyện Tân Phú, 97% hộ có đất canh tác12, nhưng vẫn còn một số hộ thuộc thị xã Long Khánh và các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất, Long Thành thiếu đất hoặc không có đất. Nhóm Hoa này cũng có thể hoạt động kinh doanh thêm tại phường Tân Phong, Tp. Biên Hòa ngoài việc canh tác ruộng rẫy ở huyện nhà.
Ngoài thu nhập có được do lao động sản xuất, nhóm Hoa gốc Hải Ninh còn nhận được sự tài trợ kinh phí từ thân nhân nước ngoài gửi về. Tại các xã Phú Lợi, Phú Vinh (huyện Định Quán), xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom).. mỗi xã đều có hơn 200 hộ gia đình có nguồn tài trợ kinh tế từ người thân.
Nhìn chung, sản xuất kinh doanh của người Hoa hiện nay là “phát triển thuận lợi, hội nhập bình đẳng hoàn toàn vào sự phát triển chung của tỉnh, song vẫn giữ được phong cách làm ăn riêng”13. Từ năm 2001 đến 2005, đã có 10% dân số Hoa từ lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ14.
Về giáo dục, qua cuộc khảo sát năm 2007, cho thấy số người Hoa có trình độ học vấn cao là những thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi; tỷ lệ người nữ có học vấn ở độ tuổi thấp cũng đang ngang bằng với người nam; ngày càng có nhiều người Hoa đi học hơn. Mặt bằng dân trí trong cộng đồng người Hoa đang chuyển dịch theo hướng khả quan.
Như vậy có thể thấy, vị thế địa lý buổi đầu định cư, hoàn cảnh xã hội mà người Hoa đang sinh sống hoặc đã trải qua, có ảnh hưởng khá lớn đến nghề nghiệp, đến tập quán và cả trong thờ cúng của họ.
Đời sống văn hóa của các nhóm cộng đồng Hoa ở Đồng Nai thể hiện trên nhiều lĩnh vực: nhà cửa, ăn uống, phong tục tập quán, tín ngưỡng - tôn giáo…Văn hóa của từng nhóm có sự khác biệt. Tuy nhiên, do giao lưu tiếp biến văn hóa với các tộc người khác, đặc biệt là người Kinh, nên trong một số lĩnh vực, văn hóa của cộng đồng Hoa vừa giống lại vừa khác với văn hóa ở chính nơi họ đã ra đi. Nhìn chung, văn hóa của các nhóm cộng đồng Hoa vẫn thể hiện được tính chung nhất, đó là tinh thần đoàn kết cộng đồng cao; tính cần cù, chịu khó trong lao động; nhạy bén trong kinh doanh, sản xuất.. Điều này càng thấy rõ trong từng nhóm Hoa ở Việt Nam cũng như ở Đồng Nai.
Có thể xét một mảng nhỏ trong văn hóa vật chất là nhà cửa của người Hoa để thấy tính đặc thù này. Hiện nay, không có sự khác biệt lớn về nhà ở giữa các nhóm Hoa, chỉ khác biệt trong kiến trúc, được quy định theo địa bàn cư trú, thành thị hoặc nông thôn, hoặc theo mức sống. Tuy nhiên, có thể phân biệt 5 nhóm Hoa Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ với nhóm Hoa có gốc từ Hải Ninh, qua những miếng giấy đỏ dán trên cửa ra vào nhà. Năm nhóm Hoa thường dán mảnh giấy đỏ, theo hình chữ nhật nằm ngang, viết hàng chữ Hán nhũ vàng: “Ngũ phúc lâm môn” hoặc “Xuất nhập bình an”… và họ thường sống ít tập trung; trong khi nhóm Hoa gốc Hải Ninh thường dán 3, 5, 7 hoặc 9 miếng giấy đỏ, hình chữ nhật, theo hàng dọc ở cửa vào nhà, mỗi mảnh giấy không ghi chữ, hoặc chỉ ghi chữ Phúc. Nhóm này thường sống tập trung. Nhìn chung qua các mảnh giấy đỏ trước cửa ra vào, 6 nhóm này đều có mục đích là nhằm cầu mong được bình an, may mắn, khi vào và sống trong nhà.
Cũng có thể xét một mảng nhỏ trong văn hóa tinh thần là tín ngưỡng để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các nhóm cộng đồng Hoa ở Đồng Nai. Tín ngưỡng của người Hoa ở Đồng Nai đa dạng từ nhiều nhóm địa phương khác nhau. Nhìn chung, tín ngưỡng của người Hoa thể hiện nhân sinh quan và vũ trụ quan phong phú. Người Hoa tin và thờ đa thần. Họ tin có thần linh ngự trị các cõi, có khả năng ban phúc, giáng họa cho con người.
Trong 48 cơ sở tín ngưỡng15 của người Hoa tại Đồng Nai (2006) cho thấy người Hoa tin thờ cả nhân thần và nhiên thần. Thiên Hậu Thánh mẫu và Quan Thánh Đế Quân vẫn là 2 vị thần linh được tôn thờ không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Đồng Nai, cả trong 5 nhóm Hoa tương ứng với 5 bang trước đây. Người Hoa cũng đặt thờ Khổng Tử, qua bức tranh lộng kiếng, được xem là nhân thần được thờ tự sớm nhất của nhóm Hoa Quảng Đông khi đến Đồng Nai. Thất phủ cổ miếu (xã Hiệp Hoà, Tp. Biên Hòa), ngôi miếu cổ xưa nhất trong tỉnh là tài sản của cộng đồng người Hoa thuộc 7 phủ bên Trung Quốc, được xây dựng từ thế kỷ 17 (1684), bên trong đặt thờ Quan Thánh Đế Quân. Có tất cả 14 ngôi miếu trong Tỉnh được dựng lên thờ Quan Thánh.
 
(Thất phủ cổ miếu. Nguồn: thatphucomieubienhoa.com)
Tuy nhiên, nhóm Hoa gốc ở Hải Ninh lại thờ tự các thần linh mang tính đặc thù. Do đa số di dân này đến Đồng Nai sinh sống bằng nghề rẫy và làm nông nên trong khu vực đất đai, ruộng rẫy của họ đã hình thành nhiều ngôi miếu thờ Thổ thần. Mỗi miếu có khoảng 20 hộ gia đình tham gia cầu cúng. Số miếu này khá nhiều, nên hiện nay chưa thống kê hết, gọi là miếu Xã Vương (tiếng Quảng gọi Xẻ Vòn miếu) hay miếu rẫy. Chỉ riêng ấp Lò Than (xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ) đã có trên hàng chục ngôi miếu. Hàng năm, người Hoa gốc Hải Ninh tổ chức cúng tại miếu Xã Vương 4 lần, theo 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông, vào các ngày 2/2; 2/5; 2/8;/2/11 âm lịch. Cũng có nơi tổ chức 3 hoặc 5 lần. Ngày cúng tùy từng địa phương lựa chọn nên có sự khác biệt. Sở dĩ có thêm hoặc bớt số lần cúng là do: “ đời sống nó khá, nó thêm lần thì nó được nhậu thêm thôi!”, một người Hoa thuộc nhóm này đã phát biểu như vậy (PVS. Trương Đức Lương). Thông thường người Hoa cúng thêm một lần vào tháng 5 âm lịch và một lần cúng trả lễ vào dịp cuối năm.
Ngoài miếu thờ Xã Vương tại khu vực ruộng rẫy, người Hoa gốc Hải Ninh còn dựng những ngôi miếu dưới tên gọi Hộ Quốc Quan Âm miếu hoặc Ngũ Phúc Quan Âm miếu… đặt thờ Quán Thế Âm tại vị trí trung tâm của chính điện. Hai bên tượng Quan Âm đều phối tự Quan Thánh Đế Quân và Mã Viện. Sau này, theo lệnh của Vòng A Sáng, đã thay việc thờ Mã Viện (hay còn gọi Phục Ba tướng quân) bằng tên gọi Án Thủ công công, một vị quan đi lính cho Pháp, nhưng sau đó lại theo nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám nên bị Pháp bắt, giết chết16. Ngoài ra, thời gian gần đây, tại một số miếu Quan Âm ở huyện Cẩm Mỹ, thị xã Long Khánh, huyện Định Quán.. còn thờ thêm Thần Thành hoàng, Địa mẫu, Tổ dòng họ; Cửu Thiên Huyền Nữ, Phúc Đức Chính thần, Cao Sơn Đại vương, Nguyễn Đại Nhất Lang, Hà Đại Nhị Lang, Trần Đại Tam Lang…
Có thể thấy, đặc trưng trong các vị thần được thờ chính của nhóm Hoa gốc Hải Ninh là Quan Âm.Trong Phật giáo, Quan Thế Âm là vị bồ tát cứu khổ, cứu nạn, là vị bồ tát của lòng từ bi. Tuy nhiên, đối với người Hoa gốc Hải Ninh, đây là vị nữ thần17, có khả năng ban phúc, cứu khổ cho chúng sinh, đặc biệt, theo suy nghĩ của họ, Quan Âm còn có khả năng hỗ trợ cho nhóm Hoa gốc Hải Ninh giữ gìn được đất nước của họ (?). Vì vậy, ngoài việc lập miếu nhỏ thờ Thổ Thần, khi cuộc sống đã tương đối ổn định, người Hoa lập miếu Quan Âm Hộ Quốc. Tên gọi ấy nhắc chúng ta nghĩ đến bối cảnh chính trị - xã hội của nhóm Hoa này, thời gian họ sống trong vùng “xứ Nùng tự trị” ở Hà Cối, Tiên Yên, Hải Ninh. Vì vậy, đây là một đặc trưng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa gốc Hải Ninh, các nhóm Hoa khác không có. Đa số người Hoa gốc Hải Ninh thờ Quan Âm là những người nói theo ngôn ngữ của nhóm Hakka (Hẹ). Cần thấy rằng, nhóm Hoa Hakka nào không định cư tại Hải Ninh, thì không theo tín ngưỡng thờ Xã vương và cũng không lập Quan Âm Hộ Quốc miếu. Tại Trung Quốc cũng có miếu thờ Quan Âm nhưng không gọi Quan Âm Hộ Quốc miếu. Tên gọi mới này chỉ có từ khi vào Hải Ninh. Được hỏi vì sao có tên Hộ Quốc miếu, những người Hoa thuộc xã Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ) giải thích rằng “mình ủng hộ cho quốc gia mình”. Buổi đầu, từ Sông Mao đến định cư, các cụ già tại địa phương cùng nhau đặt tên miếu (tại xã thuộc ấp Tân Hoà) là Ngũ Phúc Quan Âm miếu.
Tại các Quan Âm Hộ Quốc miếu (huyện Định Quán, Thống Nhất, Tân Phú…) có lễ hội Tả Tài Phán. Tả Tài Phán là tên gọi để chỉ nghi thức cúng cầu an và cầu siêu của nhóm Hoa này. Trước đây đáo lệ, cúng 3 hoặc 5 đến 10 năm/lần. Hiện nay, nếu kinh phí cho phép, có thể tổ chức, không ấn định thời gian. Đây cũng là một nghi thức cúng mà 5 nhóm Hoa khác không có.
Trong gia đình người Hoa gốc Hải Ninh, đặc biệt là ở xã Bàu Hàm huyện Trảng Bom, “ trong thờ cúng cũng khác nhiều so với bên nhóm Quảng Đông: các chân nhang trong lư hương đặt trên bàn thờ ông bà không bao giờ được vứt bỏ, tiếp tục cắm nhang cho đến khi chân nhang bị mục đi và nó ngả nó rớt xuống thôi, còn nhóm Quảng Đông chúng tôi vào ngày rằm hay mồng một thì mình phải bỏ cái chân nhang cũ, dọn sạch sẽ mới cúng lại”18.
Như vậy, có thể thấy đặc điểm tín ngưỡng của người Hoa ở Đồng Nai mang tính khác biệt, đa dạng từ nguồn gốc nhập cư; đa dạng trong cơ sở thờ tự, có yếu tố chính trị ảnh hưởng trong thờ cúng của nhóm Hoa gốc Hải Ninh, có sự liên kết của nhóm Hoa gốc Hải Ninh qua tín ngưỡng19.
Kết luận
Khảo sát các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá đặc thù về người Hoa trong tỉnh. Có tất cả 6 nhóm cộng đồng Hoa đang cư trú ở Đồng Nai. Không phải chỉ ở Đồng Nai mới có nhóm Hoa gốc từ Hải Ninh, ngoài 5 nhóm Hoa trước nay được chia theo phương ngữ. Nhóm Hoa gốc Hải Ninh còn định cư khá tập trung tại Sông Mao (tỉnh Bình Thuận), một số nhỏ ở Bình Dương và cả ở thành phố Hồ Chí Minh (Hốc Môn, quận 6…) Nhưng có thể cho rằng cộng đồng Hoa ở Đồng Nai hiện tại là một cộng đồng khá tiêu biểu cho người Hoa ở Nam Bộ.
Cũng có thể thấy vị trí và tầm quan trọng của cộng đồng Hoa ở Đồng Nai về phương diện lịch sử. Đó là một cộng đồng người Hoa có mặt sớm nhất ở Nam bộ so với các tỉnh khác. Đồng Nai là tỉnh có vị trí “cửa ngõ”, là “bàn đạp” đưa người Hoa tiến dần vào Nam Bộ. Những nhóm người “bài Thanh, phục Minh” từ Trung Quốc sang đã dừng chân trên mảnh đất Đồng Nai, đã góp phần lớn vào việc xây dựng và phát triển vùng đất này cho đến ngày nay.
Suốt quá trình định cư, từng nhóm Hoa thường liên kết nhau về kinh tế. Chính yếu tố này đã thúc đẩy sản xuất của người Hoa ở Đồng Nai phát triển, giúp họ chuyên môn hóa một số ngành nghề như chạm khắc đá, làm gốm, làm nông và vườn, đã làm cho nhiều hộ gia đình Hoa hiện nay có đời sống sung túc.
Sự khác biệt khá rõ nét của các nhóm Hoa ở Đồng Nai còn từ lĩnh vực văn hóa. Mỗi nhóm Hoa có nét riêng trong sinh hoạt, trong phong tục, trong tín ngưỡng, nói chung là trong đời sống vật chất và tinh thần. Đó chính là vì trải qua quá trình lịch sử, để chống lại sự đồng hóa từ bên ngoài, người Hoa thường liên kết lại trong một quần thể tụ cư riêng biệt. Những hội quán, những đền thờ dòng họ, những nghĩa trang cho từng nhóm cộng đồng Hoa trước năm 1975 là những ví dụ. Ngoài hình thức liên kết hành chính, người Hoa còn liên kết nhau qua màu sắc chính trị, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa, xã hội.. Nếu như trong nhóm Hoa Phúc Kiến cũng thờ Thiên Hậu Thánh mẫu như các nhóm Hoa Hải Nam, Quảng Đông, nhưng đặc biệt đối với người Hoa gốc thuộc tỉnh Phúc Kiến, vốn là địa bàn phát sinh tín ngưỡng này, nên số người thờ tự và lễ cúng Bà có đông hơn các nhóm khác.
Nhóm Hoa có gốc ở Hải Ninh vào Sông Mao định cư một thời gian ngắn từ năm 1956 theo sự cưỡng bức di dân của Vòng A Sán, cuối cùng, một phần đông trong số họ cũng chọn Đồng Nai làm nơi định cư lâu dài. Chính quá trình di dân của nhóm Hoa gốc Hải Ninh đã giúp chúng ta thấy rõ hơn quá trình tộc người của các nhóm cộng đồng Hoa ở Việt Nam, cũng như ở Đồng Nai. Trong quá trình đó, những yếu tố chậm biến đổi, còn lưu giữ lâu dài như phong tục tập quán, như tín ngưỡng tôn giáo, đã giúp làm rõ hơn dấu ấn của xu thế đồng hóa, phân ly tộc người dưới chế độ cai trị của Pháp qua xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh, qua nhiều đợt di cư cưỡng bức đến nhiều vùng khác nhau trong cả nước tiếp đó. Dấu ấn ấy tất nhiên còn đọng lại khá rõ nét trong tín ngưỡng, qua tên gọi miếu Quan Âm Hộ Quốc, trong thờ tự Mã Viện và Án thủ công công, và cả trong tâm thức của những di dân thuộc nhóm cộng đồng này.
Nhận xét về vai trò của tín ngưỡng và tôn giáo, với tư cách bảo hộ cho cộng đồng, J.G. Frazer đã cho rằng “Tôn giáo, như vậy chúng ta hiểu đó là việc cầu phúc hay là việc hòa giải những thế lực cao cấp hơn con người, những thế lực này, như người ta nghĩ, chỉ
huy và điều hành dòng chảy của tự nhiên và đời sống con người. Tôn giáo được định nghĩa như vậy bao gồm hai thành tố, một mang tính lý thuyết và một mang tính thực hành; biết rằng đó là một tín điều vào những thế lực cao cấp hơn con người và một cố gắng để làm cho những thế lực đó trở thành thế lực bảo hộ hay là để làm vừa lòng những thế lực ấy”20. Từ đó, chúng ta có thể hiểu hơn vì sao nhóm Hoa này lại đặc biệt thờ tự Quán Thế Âm với tư cách là một vị thần bảo hộ tổ quốc họ. Tuy nhiên, dấu ấn ấy, xét về lịch đại, đã mờ nhạt đi khi họ vượt thoát ra khỏi xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh, khỏi dạng tập trung cưỡng bức kiểu “ấp chiến lược” ở Sông Mao, để đến Đồng Nai, vùng đất lành chim đậu. Khi đã thật sự ra khỏi được sức ép và sự cưỡng bức của ý đồ đồng hóa tộc người họ, những bậc lão thành tiền bối người Hoa đã tập hợp nhau lại để xây dựng những ngôi miếu thờ Quan Âm đầu tiên ở Đồng Nai, mang tên gọi mới là Ngũ phúc Quan Âm miếu, thể hiện một niềm tin mới, cầu mong được phúc báu nơi vùng đất mới. Dấu ấn của hai lớp văn hóa tín ngưỡng cũ và mới của nhóm Hoa gốc Hải Ninh ở Đồng Nai còn đọng lại qua hai dạng tên gọi miếu Hoa thờ Quan Âm ở Cẩm Mỹ, Định Quán…cũng cho thấy sự liên kết trong tín ngưỡng nhằm thể hiện đặc trưng riêng của nhóm cộng đồng này qua từng giai đoạn lịch sử.
Sau khi nước nhà được thống nhất, chính sách bình đẳng dân tộc đã tạo điều kiện cho cộng đồng Hoa giao lưu nhiều hơn với các tộc người khác. Từ đó những ảnh hưởng của yếu tố Việt có điều kiện xâm nhập nhiều hơn vào văn hóa của các nhóm Hoa. Tại các cơ sở tín ngưỡng Hoa đã có sự hài hòa, dễ thu hút cả người Việt lẫn người Hoa lui tới cúng bái qua các tượng thờ có yếu tố Việt trội hơn, dù rằng vẫn do người Hoa quản lý, đã đặt thờ những mẫu, thần có trong tín ngưỡng Việt như Địa Mẫu, như Linh Sơn Thánh mẫu, Chúa Xứ Thánh mẫu… trong các miếu Địa mẫu (Định Quán), miếu Thiên Hậu (phường Hòa Bình tp. Biên Hòa), miếu Năm Ông (phường Bửu Hòa tp. Biên Hòa)...
Từ yếu tố giao lưu văn hóa đã được đề cập cũng cho thấy mạng lưới xã hội của các nhóm cộng đồng Hoa ở Đồng Nai là khá rộng lớn, cả trong và ngoài nước. Việc quản lý các cơ sở tín ngưỡng trực thuộc nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến và người Hẹ ở tỉnh Đồng Nai hiện nay đang thuộc mạng lưới của nhóm này từ thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ.
Hiện nay, nhóm Hoa gốc ở Hải Ninh đang có nhu cầu khẳng định lại tên gọi của tộc người mình. Đa số đều tự giác và nhất trí nhận mình là người Hoa chứ không phải Hoa Nùng21.
Như vậy, có thể cho rằng, các nhóm cộng đồng tộc người Hoa ở Việt Nam và Đồng Nai nói riêng, hình thành và phát triển qua nhiều điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nhất định. Tùy từng thời điểm lịch sử cụ thể, người Hoa, dù thuộc nhóm nào, cũng luôn liên kết với nhau trong kinh tế, trong tín ngưỡng và văn hóa để có thể tồn tại, phát triển không chỉ ở Đồng Nai, ở Việt Nam mà cả trong khu vực và trên thế giới.
Chú thích:
1. Số liệu Ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai 2007.
2. Số liệu của công an tỉnh Đồng Nai năm 2001, toàn tỉnh có 102.741 người Hoa. Số liệu này cho thấy có giảm hơn năm 1999, do một số địa phương chưa phân loại số nhân khẩu từ địa phương này sang địa phương khác tạm trú.
3. Ban Chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển. Nxb Đồng Nai. 1998. Tr. 86
4. Phan Khoang. Lược sử xứ Đàng Trong. Nxb Văn học. Hà Nội. 2001.Tr.421.
5. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí. Biên Hòa, Nha Văn hoá phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xb.
6. Theo phỏng vấn của chúng tôi, tên gọi Hoa Nùng, ngoài ý nghĩa họ sống trong xứ Nùng tự trị do Pháp lập, còn xuất phát từ chữ Nông đọc trại ra, vì đa số họ làm nghề nông.. Những đặc điểm này sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau của bài viết.
7. Tỉnh ủy Đồng Nai. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 62 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) về “Tăng cường công tác người Hoa trong thời kỳ mới” ở Tỉnh Đồng Nai, số 30-BC/TU ngày 01/11/2001.
8. Theo Nguyễn Thị Nguyệt. Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Văn hóa học. Đại học KHXH &NV TP.HCM 2005. Tr. 20.
9. Phỏng vấn tâp trung ngày 14/7/2006 tại Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai. Vòng A Sám (huyện Trảng Bom) phát biểu.
10. Phỏng vấn tâp trung ngày 14/7/2006 tại Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai. Vòng Nhị Sập (thị xã Long Khánh) phát biểu.
11. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí. Tập Thượng. Biên Hòa. Nha Văn hoá phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xb. 1972. Tr. 22.
12. Số liệu của Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai. Kết quả khảo sát 600 hộ người Hoa trong Tỉnh 12/2007.
13. Phỏng vấn ông Huỳnh Hữu Nghĩa, doanh nhân người Hoa ờ Đồng Nai.
14. Số liệu của Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai. 12/2007.
15. Số liệu của Ban Dân vận các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cung cấp năm 2006.
16. Theo ý kiến của Vòng A Sáng, Án Thủ công công là người bảo vệ trong triều đình Trung Quốc, là người bảo vệ số một. Phỏng vấn tâp trung ngày 14/7/2006 tại Ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai.
17. Theo ông Lý Say Công, người phụ trách miếu Quan Âm ở xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, mỗi năm cúng tại miếu Quan Âm 3 lần, vào các ngày 19/2; 15/7; tháng 12 âm lịch. Trong 3 ngày cúng này bắt buộc phải có thịt (gà hoặc heo), nếu không có thì không được. Phỏng vấn ông Lý Say Công ngày 2/6/2006. Người phỏng vấn: Vũ Trung Kiên.
18 Phỏng vấn ông Vương Vĩnh Phiếu, hội trưởng hội Quảng Đông, ngày 29/4/2006. Người phỏng vấn: Trần Hồng Liên.
19. Khảo sát về nhóm Hoa gốc Hải Ninh phân bố ở Việt Nam, có tính đặc thù ra sao trên nhiều lĩnh vực cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Đồng Nai là tỉnh đã có công trình nghiên cứu chính thức về nhóm này đầu tiên sau năm 1975 với sự hợp tác của chúng tôi.
20. James George Frazer. Cành vàng. Nxb Văn hóa Thông tin & Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội 2007. Tr. 94
21. Trong cuộc phỏng vấn tập trung các thành viên thuộc nhóm Hoa gốc Hải Ninh vào ngày 14/7/2006, đang cư trú tại nhiều huyện trong tỉnh Đồng Nai, đều nhất trí tự nhận mình là người Hoa và đề nghị bỏ hẳn tên gọi Hoa Nùng đã có trong lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Biên Hòa - Đồng Nai
300 năm hình thành và phát triển. Nxb Đồng Nai. Đồng Nai 1998. 519tr.
2. Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai. Thống kê cơ sở tín ngưỡng dân gian Hoa tại thành phố và các Huyện trong Tỉnh Đồng Nai. 2001. 10 tr.
3. Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai. Phụ lục biên bản gở băng phỏng vấn sâu và phỏng vấn tập trung về tộc người, tôn giáo - tín ngưỡng các ông Lâm A Cầu, Phù Văn Cường, Vòng Vĩnh Phát (huyện Cẩm Mỹ); Trương Đức Lương (thị xã Long Khánh) ) Vòng A Sám, Lý Say Công (huyện Trảng Bom); Sẩm Dắt Phấn, Trương Quốc Sấm (huyện Định Quán; Vòng nhị Sập (huyện Long Khánh); Vương Vĩnh Phiếu, Tăng Ngọc Minh, Vương Ngọc Cúc (Tp. Biên Hòa) ; Hà Minh Mỹ (huyện Long Thành).2006 - 2007. Bản đánh máy. 65 tr.
4. Các báo cáo của Ủy ban tỉnh, Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo - Dân tộc về công tác người Hoa. 2007.
5. Châu Hải. Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội
1992, 155 trang.
6. Cao Văn. Lịch sử đạo Hải Ninh. Tài liệu tham khảo do Tiểu ban công tác người Hoa, ban Dân vận Trung Ương sao y năm 1999. 1948.
7. James George Frazer. Cành vàng. Nxb Văn hóa Thông tin & Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật. Hà Nội 2007. 1119 tr.
8. Nguyễn Thị Nguyệt. Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Văn hóa học. 2005. 154 tr.
9. Nguyên Thơ. Sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Hoa, người Nùng ở Tân Phong, Biên Hòa. Thông tin khoa học. Bảo tàng Đồng Nai số tháng 12. 2005.
10. Phan Khoang. Việt sử: xứ Đàng Trong 1558 - 1777. Cuộc Nam tiến của dân tộcViệt
Nam. Nxb Khai Trí. Sài Gòn 1967. 637 tr.
11. Trần Hồng Liên. Văn hoá người Hoa ở Nam Bộ. Tín ngưỡng & tôn giáo. Nxb. KHXH. Hà Nội 2005. 301 tr.
12. Trịnh Hoài Đức. Gia Định Thành thông chí. Tập Thượng. Biên Hòa. Nha Văn hoá phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xb. Sài Gòn 1972. 118 tr.
Nguồn: Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần 3, ngày 4-7 tháng 12 năm 2008.



侬族


侬族

本词条缺少信息栏,补充相关内容使词条更完整,还能快速升级,赶紧来编辑吧!
侬族,越南少数民族。

1介绍

侬族为越南第三大少数民族,大约有90多万人口。越南的岱依族和侬族与中国的壮族有着密切的亲缘关系,建国以前是同一个民族,60年代以前越南政府称其为壮族,而后中越交火,关系恶化,改为侬族,虽然现在已逐渐分化并有了不同的族称,但他们在语言、风俗习惯、文化传统等方面仍保持着共同的特征,总 的来说共同性多于差异性,可以视为一个跨境民族。岱依族和侬族约有200万人,主要居住 在与中国交界的高平、谅山、广宁、河江、宣光、老街等省的平坝丘陵地带,主要种植稻谷 和玉米,家庭手工业和饲养业较发达。岱依族迁入越南的时间较早,受越族的影响较深;侬 族迁入越南的时间较晚,有的至今不过八九代人,约二三百年的历史,与中国壮族的 共同性更多一些。

2岱族与侬族的区别

越南政府在区别岱族与侬族上,最大的标准是在越南(主要是越北高原)居住时间的长短,居住时间长的是岱族,而近200年来迁入的是侬族。换句话说,自古以来一直居住在越南北部的僚人就是岱族,而从中国广西、云南边境地区迁入的僚人就是侬族,侬族在中国是南部壮族的主体部分,自古以来就与国境另一侧的岱族唇齿相依,即使在战争年代也没有中止过相互的往来与通婚。其实越南境内的岱族与侬族语言、文化相通,没有什么实质上的差异,所以越南也通常用岱侬族来称呼这个密不可分的胞族,为岱族和侬族合编了《岱侬字典》。
侬族
“侬族与岱族的关系非常密切,有些岱族是由侬族演化来的,如宣光的侬人本来比岱人多,后来岱族的人数反而超出,已经岱化的侬人还清楚地记得,他们的祖先是壮侬(即壮族),富侬,近一二十年来,有些出外工作的侬人,同是一家人,兄报岱族,弟填写侬族,岱、侬族的界限很难分。”(《越南的民族与民族问题》第168页,这里的‘富侬’是指从云南省富宁县迁入越南的壮族)
“岱族是从百越人的一支发展形成,与侬族同源,关系极为密切,语言相通,习俗相同。20世纪80年代谅山、北太省岱族的54.5%和侬族的40%有叔伯、姑姨关系。”(《越南的民族与民族问题》 第163页)
岱族与南壮(中国侬人)在政治上的分离是宋朝以后,宋史频繁记录了越南人独立建国以后逐渐侵占位于他们北部的僚人地区,在僚人反抗与宋朝牵制下,越南人最终将国界划到了僚人南部山区的一线,这条国界将僚人分成两个分属不同政治实体的部分——南部壮族(侬人主体)与岱族。至今,南部壮族绝大部分地区还在使用“土”(Toj[tho3])的泛称,与内部各地自称并用,而岱族也泛称“土”(Tho[tho3]),与自称“岱”并用,历史上曾长期将岱族称为“土族”,直到1959年越南政府公布全国64个民族,才正式将“岱族”作为这个民族的法定族称。岱族与壮族实质上是分属不同国家的同一民族关系,可见一斑。
至少可以这么说,僚人这个概念强调从文化上去认同壮族布依族、岱侬族是同一个民族。

3侬族在我国的分布

侬族分布在与中国交界的各省。侬族来源于中国的广东、广西、贵州、云南各省。在历史上,中国南部靠近越南边界的地方,曾有一个势力强大的侬姓大部落,酋长叫侬智高。侬族之名,可能就是起源于侬部落。侬族人的文化习俗基本上同岱依族人相似,同岱依人讲同样的语言,使用拉丁字母拼写的侬文。
侬族人以农业为主,主要作物有稻子、玉米、麦子、小米等。侬族居民家禽家畜饲养业较为发达,培育出了一些优良品种,如孟康和谅山的黑猪、高平的马,在越南十分有名。饲养方式以自然放养为主要形式,他们选择四周是石山,草木茂盛,可避雨遮阳的山谷,圈养牛群,任其自生自长,使用时才赶回家去。家禽则饲养在高脚屋下。
侬族居民的主食是粳米,与岱依族居民相比,他们吃玉米要多一些。节日、祭日常制作多种糕饼;待客时有用勺祝酒的习俗;居民们没有嚼槟榔、染齿的习俗,但男女成人时都要在上门牙上镶一颗金牙。

4侬族服饰文化

在服装方面,侬族妇女穿戴用的布料都是自织自染的,颜色主要为深色,衣服右开襟,竖领,并在袖子上缝几块
比衣服颜色浅或深色布,裤子与男子一样,裤腰、裤腿又肥又大,长到脚踝;岱族妇女则常穿盖住臂部的裙子,着装不如侬族妇女的宽松,但在颜色上却都喜欢深色。在饮食方面,岱族人民吃牛肉、吃狗肉,但侬族则不然,他们甚至不允许将牛肉带回家。精神上,两个民族基本相同,文字都是喃字,但在用词方面略有区别,侬族习惯用壮族术语,而岱族用京族术语。此外,侬族、岱族都有舞狮的习俗。

5侬族的宗教信仰

侬族穆斯林,现在的人类学研究者称之为“壮回”,侬族是壮族的一个支系,普通理解为信仰伊斯兰教的壮族人,他们穿壮族衣服,住壮族民居,讲壮族语言,生活习惯与壮族相同,只不过是信仰伊斯兰教的人。称务路的侬族穆斯林为“壮回”,是因为他们本来是回族人,因种种历史原因而迁入到壮族生活地区,慢慢同化为壮族。



越南民族

按照语言系属分类
南亚语系孟-高棉语族越语支
 哲族 芒族 越族 土族
壮侗语系
 布依族 热依族 佬族 卢族
 侬族 山泽族 岱依族 泰族
 仡佬族 拉基族 拉哈族 布标族
苗瑶语系
 瑶族 赫蒙族 巴天族
南亚语系孟-高棉语族
 巴拿族 布娄族 布鲁-云乔族 遮罗族
 戈族 格贺族 戈都族 叶坚族
 赫耶族 抗族 高棉族 克木族
 麻族 莽族 墨侬族 俄都族
 勒曼族 达渥族 欣门族 色当族
 斯丁族
汉藏语系汉语族
 华族 艾族 山由族
南岛语系马来-波利尼西亚语族
 占族 朱鲁族 埃地族 嘉莱族
 拉格莱族
汉藏语系藏缅语族
 贡族 哈尼族 拉祜族 倮倮族
 夫拉族 西拉族
注1:语言归属有争议注2:与中国的少数民族之一土族并无关联。越南有两个自称为土的族群,一个说与岱-侬语相近的土语,风俗上也十分相似,目前已归为岱依族。另一个自称为土的族群,其语言与越族、芒族相近,目前越南将其划分为单一民族,
词条标签:

民族 , 民俗 , 中国历史